CÔNG TY CP MAY BÌNH THUẬN NHÀ BÈ

Binh Thuan - Nha Be Garment Joint Stock Company
Video
Hỗ trợ trực tuyến
Hotline(0252) 3.871.922
Hỗ trợ trực tuyến 1
Hỗ trợ trực tuyến 2
Xơ tái chế có thể làm ra vải tốt hơn

20-08-2014

Theo Trung tâm Nghiên cứu VTT (Phần Lan), hòa tan phế liệu dệt tạo ra cơ hội đưa lượng lớn phế liệu quay lại quá trình sản xuất hàng dệt.

 

Nhiều phương pháp mới và có hiệu quả có thể thu hồi các phân tử xenlulo,  đưa ra một cách thức giải quyết các hạn chế sẽ sớm đặt ra cho việc sử dụng các bãi chôn chất thải. Những phương pháp như vậy cũng sẽ thúc đẩy sử dụng có hiệu quả nguyên liệu. VTT hiện đang phát triển các phương pháp để xử lý lượng lớn phế thải dệt.

 

Các giải pháp quy mô lớn

 

Phần Lan cũng như các nước khác trong EU phải đưa ra quyết định về xử lý phế thải dệt trong tương lai. Chỉ thị của EU đưa ra trong năm 1999 có đưa ra các hạn chế định lượng để loại trừ phế thải thoái biến sinh học được chôn tại các bãi thải. Việc đưa phế thải dệt tới các bãi chôn chất thải sẽ được kết thúc bởi các quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực ở Phần Lan vào 1 tháng 1 năm 2016.

 

Trung tâm nghiên cứu báo cáo rằng nhiều giải pháp quy mô lớn cho vấn đề đang được phát triển ở Phần Lan: có thể nhận được vải tốt bằng hoặc tốt hơn vải ban đầu bằng cách dùng các dung môi để bẻ gãy hàng dệt đã qua sử dụng và thậm chí bị bẩn nhiều.

 

“Mặc dầu việc sử dụng lại vật liệu dệt và các phương pháp tái chế cơ học làm giảm nhẹ gánh nặng lên môi trường, vật liệu dệt còn gồm cả vật liệu có tình trạng xấu hoặc bị bẩn nhiều, hạn chế khả năng tái chế. Các phương pháp mới nhân lên khả năng sử dụng có hiệu quả”, Giáo sư Nghiên cứu Ali Harlin của Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật VTT tại Phần Lan nói.

 

Hệ thống tái chế thực tiễn

 

“Tái chế hàng dệt tiết kiệm nguyên liệu tốt ban đầu cho các sản phẩm có giá trị sản xuất cao hơn. Yêu cầu tiên quyết để tái chế chức năng là một hệ thống thu hồi hàng dệt có hiệu quả về vấn đề môi trường. Điều quan trọng là tích hợp tái chế sớm, ít nhất là tại giai đoạn lập kế hoạch”, bà Anna-Kaisa Auvinen, Tổng Giám đốc của Finatex – Liên đoàn Các ngành công nghiệp dệt may Phần Lan nói.

 

“Sẽ đạt được các kết quả tốt nhất khi ngành dệt may, người tiêu dùng và các bên có quan tâm khác làm việc cùng nhau để xây dựng hệ thống tái chế tự nguyện và thực tiễn. Chúng tôi đã mời gọi được những nhân vật hành động chủ chốt ngồi vào cùng bàn với ý định phát triển giải pháp cho tái chế vật liệu dệt của Phần Lan”.

 

Xơ dệt tái chế mới

 

VTT, Đại học Alto và Đại học Công nghệ Tampere đã cùng nhau phát triển xơ dệt tái chế mới trong đề tài Thiết kế thế giới Xenlulo (Design World of Cellulose project), sự kiện công nghệ lớn khai trương Tekes – Quỹ Phần Lan cho công nghệ và Đổi mới.

 

Các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu các phương pháp để tách các phân tử xenlulo có trong phế thải dệt như là bông bằng cách dùng các dung môi có hiệu quả và thân thiện với môi trường.

 

Đã có một vài phương pháp để hòa tan xenlulo và các phương pháp này đã cho thấy phát triển đáng chú ý  trong thập kỷ qua. Một ví dụ về phương pháp như vậy là Ioncell-F của Đại học Alto, sử dụng các dung môi ion hóa được phát triển cùng với Đại học Helsinki. Vai trò của VTT trong đề tài gồm làm sạch vật liệu dệt và chuẩn bị xenlulo ở dạng thích hợp cho ứng dụng hòa tan, trong khi Đại học Alto phát triển quá trình phun sợi.

 

Lượng phế thải đang tăng

 

Phần Lan tiêu thụ chừng 70.000 tấn hàng may mặc và vật liệu dệt gia dụng mỗi năm. Ước tính cho thấy chừng 30% hàng được tái sử dụng, với khoảng 14% được gửi đi tái chế, theo tạp chí Ympäristö ja Terveys, bản in năm 2013.

 

Nghiên cứu phân loại phế thải của Cơ quan dịch vụ môi trường khu vực Helsinki trong năm 2012 cho thấy rằng lượng phế thải may mặc và dệt trong khu vực thủ đô Helsinki đã tăng 14%  trong thời gian 2007-2012.

 

Nguyễn Hoàng Minh

Theo www.innovationintextiles.com