CÔNG TY CP MAY BÌNH THUẬN NHÀ BÈ

Binh Thuan - Nha Be Garment Joint Stock Company
Video
Hỗ trợ trực tuyến
Hotline(0252) 3.871.922
Hỗ trợ trực tuyến 1
Hỗ trợ trực tuyến 2
Teijjin và Đại học Kansai phát triển vải áp điện

29-01-2015

Teijin và Giáo sư Yoshiro Tajitsu của Đại học Kansai hiện đang làm việc tại khoa Khoa học Kỹ nghệ (Faculty of Engineering Science) đã phát triển loại xơ polylactic axit (PLA) đầu tiên trên thế giới và xơ cacbon dựa trên vải áp điện.
Loại vải áp điện mới kết hợp polyme của Teijin và công nghệ dệt của công ty tích hợp các vật liệu chủ chốt với kiến thức hàng đầu thế giới của Tajitsu về vật liệu áp điện.

Vải gồm poly-L-lactic axit (PLLA) áp điện và điện cực xơ cacbon và các phiên bản vải dệt thoi với  kiểu dệt vân điểm, vân chéo và sa tanh được sản xuất ra cho nhiều ứng dụng khác nhau.
Các phiên bản này gồm vải dệt vân điểm phát hiện sự uốn, vải dệt sa tanh phát hiện sự xoắn và vải dệt chéo phát hiện sự trượt và dịch chuyển ba chiều cũng như uốn và xoắn.

Teijin nói rằng “Chức năng cảm biến kết hợp công nghệ dệt thoi và dệt kim của Teijin có thể phát hiện sự dịch chuyển tùy biến hoặc sự thay đổi hướng”.
Chức năng cho phép vải được đưa lên cơ cấu khởi động hoặc cảm biến để phát hiện các cử động phức tạp, thậm chí cử động ba chiều.
Đại học Kansai và Teijins đã giới thiệu vải áp điện mới tại Triển lãm Wearable Expo đầu tiên được tổ chức tại Tokyo Big Sight tại Nhật Bản từ 14-16 tháng 1 năm 2015.

Đại học Kansai và Teijin sẽ tiếp tục làm việc về vải dệt thoi và dệt kim lý tưởng cho các ứng dụng vải có thể bắt chước tinh vi các hành động của người và sẽ được giám sát đơn giản thông qua quần áo mà con người mặc.
Những ứng dụng  như vậy được mong đợi đópg góp vào sự tiến hóa của Internet of Things (IoT) trong các lĩnh vực từ chăm sóc người già cho tới phẫu thuật, các kỹ thuật thủ công cho tới khám phá vũ trụ và nhiều lĩnh vực khác.

Tính áp điện là khả năng của các vật liệu điện môi nào đó tạo ra điện khi đáp ứng lại tới ứng suất cơ học.
Nó cũng có ảnh  hưởng đối ngược. Ứng dụng điện áp điện tạo ra biến dạng cơ học trong vật liệu.
Cả hai ảnh hưởng này có thể đo được, làm cho vật liệu áp điện có hiệu quả cho cả cảm biến và cơ cấu khởi động.
Chì Zirconat titanat (PZT) có nhiều ứng dụng áp điện thực tiễn trong công nghiệp nhưng do là vật liệu gốm, nó thiếu độ trong suốt và tính mềm dẻo.
Ngoài ra, do PZT chứa chì, các ứng dụng ngày càng bị hạn chế bởi các thông tư của EU hạn chế việc sử dụng các chất  nguy hại nào đó trong thiết bị điện và điện tử.

Polyvinyliden fluorua (PVDF) cũng là polyme áp điện được biết đến nhiều. Tuy  nhiên nó bị hạn chế sử dụng trong cảm biến và như vậy là không phù hợp cho sản xuất quy mô công nghiệp và do nó yêu cầu xử lý phân cực và biểu lộ tính hỏa điện.
Xử lý phân cực gồm áp dụng điện áp một chiều cao vào vật liệu, là quá trình gia công yêu cầu để đạt tính áp điện.
Hiện tượng hỏa điện là khả năng của các vật liệu nào đó tạo ra điện áp và phóng điện sau khi có sự thay đổi nhiệt độ.
Sự tồn tại của hiện tượng hỏa điện là yếu tố rất quan trọng trong các ứng dụng giao diện người-máy (HMI) do nếu một vật liệu cảm biến áp điện có tính hỏa điện thì nó có thể phát hiện ngay lập tức nhiệt từ ngón tay.
Trong năm 2012, Đại học Kansai và Teijin đã phát triển màng phim áp điện mềm dẻo, trong suốt bằng cách dán xen kẽ PLLA và poly-D-lactic axit isomer quang  học (PDLA).
Vải áp điện có thể mặc hoàn toàn mới sẽ được giới thiệu tại expo là ứng dụng mới nhất của công nghệ này.

 

Theo www.fibre2fashion.com