CÔNG TY CP MAY BÌNH THUẬN NHÀ BÈ

Binh Thuan - Nha Be Garment Joint Stock Company
Video
Hỗ trợ trực tuyến
Hotline(0252) 3.871.922
Hỗ trợ trực tuyến 1
Hỗ trợ trực tuyến 2
Doanh nghiệp Ý quan tâm đến ngành Dệt May Việt Nam

05-12-2014

Ý được biết đến với nền công nghiệp thời trang phát triển hàng đầu cùng nhiều nhãn hiệu thời trang nổi tiếng, là một trong những kinh đô thời trang của thế giới. Ngành công nghiệp thời trang Ý thành công trên toàn cầu không chỉ hoàn toàn dựa vào chất lượng của hàng sản xuất tại Ý, hay sự sáng tạo của các chuyên gia thiết kế Ý, mà còn dựa vào sự trao đổi ý tưởng và đề xuất với các nhà cung cấp công nghệ của Ý.

 

 

Ý có mô hình phát triển kinh tế gần gũi với Việt Nam về hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất năng động và hiệu quả, đóng góp tới gần 2/3 tổng sản phẩm quốc dân. Hiện có 300 DN và khoảng 12.000 lao động đang làm việc trong ngành dệt may tại Ý.

Giá trị sản xuất toàn ngành năm 2014 ước đạt 2,4 tỷ Euro, trong đó 84% doanh thu là từ việc xuất khẩu sản phẩm tới hơn 130 quốc gia. Ý hiện là nhà sản xuất thiết bị máy móc ngành dệt may hàng đầu thế giới với tỷ trọng xuất khẩu chiếm 11% tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu, trong đó trên 40% xuất khẩu đến các thị trường châu Á (chủ yếu đến Trung Quốc). Việt Nam hiện là thị trường tiêu thụ các thiết bị máy móc dệt may của Ý đứng thứ 6 trên thế giới. Năm 2013, doanh thu bán hàng máy móc phục vụ ngành dệt may ở Việt Nam đạt 15 triệu Euro, 6 tháng đầu năm 2014, doanh thu đã đạt 14 triệu Euro. 

 

Bà Raffaella Carabelli, Chủ tịch Hiệp hội DN Dệt Ý (ACIMIT) cho biết, các DN Ý rất chú trọng tới ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam. “Một nhân tố dẫn tới thành công của ngành dệt may Ý là mô hình công nghiệp theo nhóm ngành. Nhân tố này giúp hình thành một mạng lưới các DN cùng sản xuất kinh doanh trong một lĩnh vực. Mô hình đó có tác động lớn tới hiệu quả của ngành xét trên phương diện chi phí sản xuất và hoạt động nghiên cứu, phát triển. Phần lớn các DN sản xuất máy móc dệt may có trụ sở đặt tại các khu vực tập trung của ngành công nghiệp dệt may như Biella, Prato, Como… Ở Việt Nam, ngành công nghiệp dệt may cũng phát triển tập trung tại 1 số khu vực địa lý nhất định. Điều này cũng giúp chúng ta nhận dạng những cơ hội hợp tác tương tự ngành công nghiệp dệt may của Ý”.

 

Bà Carabelli tin tưởng vào sự thành công của ngành Dệt May Việt Nam nếu các DN chủ động đón đầu công nghệ và dành những đầu tư xứng đáng cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển.