CÔNG TY CP MAY BÌNH THUẬN NHÀ BÈ

Binh Thuan - Nha Be Garment Joint Stock Company
Video
Hỗ trợ trực tuyến
Hotline(0252) 3.871.922
Hỗ trợ trực tuyến 1
Hỗ trợ trực tuyến 2
Nâng cao năng suất gắn với vai trò người lao động

06-05-2014

Trong yếu tố này, người lao động chính là nguồn lực nòng cốt, mang tính chiến lược quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp.

Đổi mới công nghệ và mô hình quản trị

Theo ông Lê Tiến Trường – Phó Tổng Giám đốc Thường trực Tập đoàn Dệt May Việt Nam, thay đổi máy móc hiện đại có thể giúp doanh nghiệp tăng 25% năng suất lao động, bên cạnh đó đó áp dụng các mô hình quản trị sản xuất hiện đại cũng mang lại lợi ích tăng trưởng năng suất từ 20-30%. Ví dụ, mô hình sản xuất LEAN dành cho các nhà máy may đã làm thay đổi căn bản công tác quản lý. Đơn cử một chuyền may áp dụng LEAN có thể tiết kiệm được 20% diện tích sản xuất, tiết kiệm được 30% lượng hàng tồn trên dây chuyền và tăng năng suất lao động lên 30%.

 

 

Như vậy, đổi mới công nghệ và quản trị là những hướng đi đúng đắn trong việc nâng cao năng suất lao động, song để áp dụng hiệu quả thì đòi hỏi phải có một lực lượng lao động có kiến thức và chuyên môn sâu. Chính vì vậy từ nhiều năm nay, Tập đoàn tập trung thúc đẩy mô hình sản xuất hiện đại gắn liền với nhiệm vụ quản lý và đào tạo nhân lực. Đây được xác định là giải pháp có tính căn cơ, dài hạn, tạo giá trị phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Tổng hòa từ các yếu tố trên, hiện nay quy về sản phẩm sơ mi quy chuẩn, các doanh nghiệp tiên tiến của ngành, mỗi công nhân có thể đạt đến 35 áo sơ mi/ngày sản xuất. Cách đây 20 năm, sản lượng này vào mức 15 chiếc.

Nếu so sánh với 20 năm trước thì công nghệ, thiết bị và điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp dệt may hiện nay đều phát triển hơn rất nhiều. Đây chính là bước tiến dài, là kết quả của sự quan tâm đúng mức về công tác nhân lực của lãnh đạo ngành, đồng thời cũng là sự nỗ lực,  quyết tâm của chính người lao động.

Đổi mới tư duy người lao động

Bên cạnh việc bồi dưỡng kĩ năng và tay nghề cho người lao động, trong nhiều năm qua các doanh nghiệp dệt may, đặc biệt là các doanh nghiệp trong Tập đoàn chú trọng vào công tác đổi mới tư duy cho người lao động, cụ thể là tạo dựng niềm tin, sự gắn kết và lòng trung thành trong tâm thức của người lao động.

 

 

Điều này trước hết được thể hiện qua thu nhập người lao động dệt may tăng theo từng năm. Năm 2013, nhiều doanh nghiệp trong ngành đã có mức chi trả lương cho công nhân từ 5-7 triệu đồng như Tổng Công ty May 10, Tổng Công ty may Hưng Yên, Tổng Công ty Việt Tiến, Tổng Công ty Đức Giang…thậm chí những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và đóng trú tại các tỉnh như May Đáp Cầu, Dệt Vĩnh Phú…cũng trả công nhân từ 4 đến 5 triệu đồng/người/tháng.
Ở hầu hết các doanh nghiệp quy mô lớn và có năng lực sản xuất cao đều trang bị điều hòa và máy làm mát giúp nhiệt độ không khí tại nơi làm việc của công nhân luôn ở mức dưới 30 độ. Doanh nghiệp cũng chú trọng đến giảm giờ làm, chăm lo đời sống người lao động, tạo môi trường làm việc năng động, sáng tạo nhưng mang tính kỉ luật công nghiệp cao, đáp ứng yêu cầu của các mô hình sản xuất hiện đại.
Lãnh đạo doanh nghiệp cùng người lao động luôn xác định chỉ có thể tăng thu nhập cho người lao động khi lợi nhuận và doanh thu tăng. Để làm được điều này, năng suất lao động của người lao động cũng phải được tăng cường liên tục. Người công nhân hiểu rằng sự nỗ lực và quyết tâm của họ đã mang lại lợi ích cho doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng chính là cho bản thân mình, khiến họ thêm yêu ngành, yêu nghề, nguyện gắn bó với doanh nghiệp.

Vinatex