CÔNG TY CP MAY BÌNH THUẬN NHÀ BÈ

Binh Thuan - Nha Be Garment Joint Stock Company
Video
Hỗ trợ trực tuyến
Hotline(0252) 3.871.922
Hỗ trợ trực tuyến 1
Hỗ trợ trực tuyến 2
Các nhà xuất khẩu dệt Trung Quốc cần thay đổi chiến lược đối với thị trường EU

18-04-2014

Với quan điểm kinh tế EU ngày càng phục hồi mạnh mẽ, các  nhà xuất khẩu dệt may từ Trung Quốc sang EU cần xem xét lại các chiến lược của họ để gia tăng thị phần tại thị trường này.
Ngoài việc hồi sinh nền kinh tế châu Âu, có một xu hướng mới có thể có tác động lâu dài lên mậu dịch dệt EU-Trung Quốc, và do vậy mà các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc cần chú ý tới các tác động này và cần thay đổi các chiến lược của họ.
Khủng hoảng nợ đã dạy người tiêu dùng EU một số bài học trong mua bán. Trước kia, những người mua hàng châu Âu chú ý tới chất lượng sản phẩm, nhưng hiện nay họ cũng trở nên rất nhạy cảm với giá, điều đó có nghĩa là các đơn hàng dệt may từ châu Âu hiện chỉ có thể thành hiện thực với giá giảm so với những năm trước.
Những năm khủng hoảng nợ cũng đã dẫn đến sự gia tăng từ từ doanh số bán hàng dệt may online. Kết quả là có xu hướng thời trang nhanh và như vậy là thời gian giao hàng cho hàng xuất đi châu Âu ngày càng trở nên ngắn hơn trong khi các đơn hàng ngày càng trở nên nhỏ hơn.
Theo dữ liệu tỷ lệ của hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc tại EU-27 trong năm 2011 là 41,2%, giảm xuống còn 39,9% trong năm 2012, và giảm tiếp còn 38,5% trong năm 2013. Đó là do một số đơn hàng đã chuyển từ Trung Quốc sang các nước Nam Á và Đông Nam Á, do những người mua hàng châu Âu đã tìm thấy nơi sản xuất với giá giảm.
Tuy nhiên Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp hàng dệt may lớn nhất tới EU, là do những người ra quyết định mua sắm EU tin rằng các nước Nam Á và Đông Nam Á không có hàng hóa có chất lượng và năng lực tích hợp sản xuất theo chiều dọc và chiều ngang như là Trung Quốc.  Hơn nữa, do kinh nghiệm trước kia làm việc với các công ty Trung Quốc, những người mua hàng EU đã phát triển tính phụ thuộc mạnh, và tìm thấy các công ty Trung Quốc càng đáng tin về mặt giao hàng đúng thời hạn.
Trong khi đó chương trình GSP mới của EU có hiệu lực từ 1 tháng 1 năm nay làm cho hàng dệt may từ các nước như Băng La Đét, Campuchia và Myanmar vào thị trường châu Âu miễn thuế, trong khi việc hạ tất cả thuế cho hàng dệt may xuất khẩu từ Trung Quốc vào EU bị hủy bỏ từ năm 2006. Điều này mang lại môi trường cạnh tranh không tốt cho các doanh nghiệp dệt tmay Trung Quốc.
Ngoài ra, EU đã ký hoặc đàm phán hiệp định Mậu dịch tự do (FTA) với một vài nước, làm cho môi trường bên ngoài thậm thí xấu hơn đối với các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc.
Dưới tình hình không thuận lợi như vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Trung Quốc cần theo kịp tình hình thị trường châu Âu, và điều chỉnh chiến lược theo đó. Quan trọng hơn các nhà xuất khẩu sẽ cần sẵn sàng cho các đơn hàng nhỏ hơn để hoàn toàn có lợi từ các cơ hội kinh doanh mà sự phục hồi kinh tế châu Âu mang tới.

Theo www.fibre2fashion.com