CÔNG TY CP MAY BÌNH THUẬN NHÀ BÈ

Binh Thuan - Nha Be Garment Joint Stock Company
Video
Hỗ trợ trực tuyến
Hotline(0252) 3.871.922
Hỗ trợ trực tuyến 1
Hỗ trợ trực tuyến 2
Quy tắc xuất xứ từ sợi: Hấp dẫn FDI vào ngành dệt Mỹ

14-03-2014

Ngành dệt Mỹ đang chứng kiến sự tăng vọt trong đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 8 tháng qua. Có tới 8 công ty nước ngoài với mức trên 700 triệu USD quyết định đầu tư vào ngành dệt và thiết bị dệt tại Mỹ. Những dự án đầu tư này được dự đoán sẽ tạo ra 1.900 việc làm mới ở Bắc Carolina, Nam Carolina, Georgia và Louisiana.
 Mỹ ngày càng hấp dẫn đối với các nhà sản xuất dệt đang tìm kiếm chi phí năng lượng, vận tải và xơ với giá cạnh tranh. Bên cạnh đó, lực hấp dẫn còn đến từ thành công của chính sách thương mại Mỹ trong ngành dệt. Trong 25 năm qua, Mỹ đã hoàn thành một loại các hiệp định mậu dịch tự do đưa được quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi cho các sản phẩm dệt và may vào trong các hiệp định này.

 

 

Như tên ngụ ý, quy tắc từ sợi trở đi yêu cầu sợi, vải và các bước sản xuất may ráp quần áo phải được hoàn thành trong khu vực FTA để đáp ứng yêu cầu vào Mỹ miễn thuế. Quy tắc này đã phục vụ như chất xúc tác cho xuất khẩu phá vỡ kỷ lục sợi và vải Mỹ, cuối cùng những  thứ này được gia công thành quần áo và hàng dệt gia dụng thành phẩm tại các nước đối tác FTA. Các hàng hóa này sau đó được nhập miễn thuế vào Mỹ để người tiêu dùng Mỹ mua.
Quy tắc từ sợi trở đi đã giúp Mỹ trở thành nước lớn thứ ba xuất khẩu sản phẩm dệt trên thế giới. Trong 10 năm qua, xuất khẩu hàng dệt của quốc gia này đã tăng ngoạn mục từ 12,7 tỷ USD trong năm 2003 tới 17,9 tỷ USD trong năm 2013, tăng 40,6%.
Khoản đầu tư lớn nhất, xấp xỉ 300 triệu USD là từ Gildan Activewear Inc (đóng tại Montreal Canada). Ông Peter Iliopolous, Phó Chủ tịch cao cấp của Giladan nêu bật lợi ích của quy tắc từ sợi trở đi cho hàng dệt Mỹ, cho biết:  “Quy tắc từ sợi trở đi là yếu tố quan trọng trong quyết định của Gildan về việc đầu tư thêm gần 250 triệu USD vào các hoạt động kéo sợi tại Mỹ. Chúng tôi đã thiết kế chuỗi cung cấp nhằm tận dụng hiệu quả nhất lợi thế ưu đãi của các hiệp định thương mại Mỹ. Kết quả là sản phẩm của chúng tôi luôn luôn đủ điều kiện để hưởng các lợi thế này”.
Khoản đầu tư xấp xỉ 250 triệu USD sẽ được Gildan thực hiện trong năm tài khóa 2014 và 2015 để xây dựng 2 nhà máy kéo sợi tại Bắc Carolina, một tại Salidbury và một tại Mocksville. Mỗi nhà máy được cho là nằm trên diện tích trên 500.000 feet vuông. Dự án tạo ra xấp xỉ 500 việc làm mới tại Davie và Rowan Counties, NC.
Ngoài tuyên bố của Gildan, ngành dệt Mỹ tiếp tục chứng kiến xu hướng tích cực trong đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ tháng 8 năm 2013, các công ty dệt từ Ấn Độ, Mexico và Trung Quốc đã tuyên bố các kế hoạch đầu tư mới vào Mỹ. Các dự án này sẽ tạo ra chừng 1.368 việc làm tại Mỹ so với 500 việc làm do Gildan tạo ra.
Sự tăng vọt đầu tư khổng lồ này và việc tạo ra xấp xỉ 1.900 việc làm là một ví dụ vững chắc cho thấy Quy tắc từ sợi trở đi đã tạo ra sự đóng góp to lớn đối với nền kinh tế và xã hội Mỹ. “Chúng ta cần hiểu rằng các điều khoản trong hiệp định thương mại đều có thể tạo ra những thay đổi lớn trong nền kinh tế của một quốc gia” , ông Augustine Tantillo, Chủ tịch và là CEO của Hội đồng các tổ chức dệt quốc gia nói.

Theo www.fibre2fashion.com