12-09-2014
Các nhà khoa học tại Thụy Điển đã phát triển hàng may mặc đầu tiên trên thế giới được làm hoàn toàn từ bông tái chế, được coi là “bước đột phá” cho ngành dệt.
Chiếc đầm dài được làm từ jean blue tái chế, và cho thấy rằng quá trình có thể sản xuất ra xơ dệt chất lượng cao từ vật liệu dệt đã qua sử dụng.
Quá trình tái tạo xơ dệt đã được các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Hoàng gia Thụy Điển tại Stockholm phát triển, và có thể làm cho xơ dệt mới được sản xuất từ bông và các xơ xenlulo khác đã qua sử dụng bằng một quá trình được mô tả là thân thiện với môi trường và kinh tế.
Renewcell – công ty đứng phía sau công nghệ tiên phong – hiện đang nâng quy mô hoạt động từ quy mô nghiên cứu khoa học lên quy mô sản xuất công nghiệp.
Quá trình bắt đầu bằng cách xé quần áo đã qua sử dụng, sau đó rẻ vụn được xử lý bằng hóa chất để hoà tan chúng thành dung dịch và tách các tạp chất không phải xơ bông và visco ra. Dung dịch được xử lý trong giai đoạn hóa chất thứ hai và sau đó thành bột dạng bột giấy, bột này có thể được dùng để sản xuất xơ mới.
Trong khi nhiều công ty đang nghiên cứu về khép kín vòng sản xuất trong chuỗi cung cấp, thì việc sản xuất tái chế hàng may mặc bằng cách đưa chúng trở lại dạng xơ và kéo sợi đối với một số công ty vẫn là khó khăn.
Hiện tại không một công ty nào tự nhận có thể thực hiện được toàn bộ các quá trình sản xuất mà không tạo ra phế liệu. Ngoài ra còn có các thách thức khác như độ bền chưa tốt của xơ tái chế hay làm sao loại bỏ thuốc nhuộm ra khỏi hàng may mặc ban đầu.