CÔNG TY CP MAY BÌNH THUẬN NHÀ BÈ

Binh Thuan - Nha Be Garment Joint Stock Company
Video
Hỗ trợ trực tuyến
Hotline(0252) 3.871.922
Hỗ trợ trực tuyến 1
Hỗ trợ trực tuyến 2
Ấn Độ quan tâm tới lĩnh vực dệt may của Việt Nam

14-06-2014

Ấn Độ là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, năm 2013, trao đổi thương mại giữa hai nước đã đạt trên 5 tỷ USD và trong 04 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 1,8 tỷ USD trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 672 triệu USD và nhập khẩu đạt 1,15 tỷ USD.
Ngành dệt may là một trong những trụ cột của nền kinh tế Ấn Độ chiếm 4% GDP, chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu của nước này. Ấn Độ là nhà sản xuất đứng thứ 2 trên thế giới về mặt hàng lụa và ở trong Top 5 nước sản xuất vải sợi hàng đầu. Do vậy, Ấn Độ vừa là thị trường tiềm năng vừa là nguồn cung cấp nguyên liệu - thành phẩm dồi dào cho ngành Dệt May Việt Nam.

 

 

Bà Preeti Saran, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam cho biết, DN dệt may Ấn Độ rất quan tâm đến thị trường Việt Nam vì ngành Dệt May Việt Nam có tốc độ phát triển khá ấn tượng. Hiện Việt Nam là thị trường mà ngành Dệt May Ấn Độ thực hiện đẩy mạnh kế hoạch tiến về phía Đông. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu hàng đầu trong lĩnh vực dệt may, tuy nhiên, Việt Nam lại phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ một số quốc gia khác. Trong khi đó, Ấn Độ là nước sản xuất vải đứng đầu thế giới với chất lượng vải sợi cotton và lụa nổi tiếng. Do vậy, cơ hội hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này là rất lớn, đặc biệt khi một số hội đồng xúc tiến thương mại chuyên lĩnh vực sợi này đang bày tỏ mong muốn tìm kiếm đối tác Việt Nam. “Ấn Độ định hướng xuất khẩu các nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt may là một trong những lĩnh vực trụ cột trong quan hệ song phương với Việt Nam thời gian tới”.

 

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, trong thời gian tới sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may của Việt Nam, trong đó có Tập đoàn Dệt May Việt Nam sẽ sớm xem xét và nghiên cứu về thị trường Ấn Độ cho việc nhập khẩu các mặt hàng liên quan nhằm dần từng bước thoát “Trung” về phụ thuộc NPL dệt may. Một trong những biện pháp đang được xem xét là sớm mở đường bay thẳng Ấn Độ - Việt Nam, cũng như đẩy nhanh quá trình để hướng tới kỳ họp Ủy ban Hỗn hợp vào tháng 9 tới thay vì tháng 12 như trong kế hoạch.

 

Việc đẩy mạnh xúc tiến giữa Việt Nam - Ấn Độ sẽ đem lại lợi ích cho cả 2 bên, trước mắt là doanh nghiệp Việt Nam sẽ chủ động hơn về nguồn hàng, chi phí và lợi thế cạnh tranh các sản phẩm chất lượng cao. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp Việt thâm nhập vào thị trường thời trang, dệt may cao cấp toàn cầu.

Vinatex

Vinatex