22-05-2014
Một loại máy in 3D mới có tiềm năng mở ra nhiều khả năng mới bằng cách biến đổi sợi len và sợi pha len thành vải, kể cả quần áo.
Được phát triển bởi Đại học Carnagie Mellon (CMU) và Disney Research Pittsburgh, dụng cụ của ông Scott Hudson trông giống như máy lai giữa máy in 3D và máy may và sản xuất ra các vật thể 3D được làm dưới dạng vải nỉ kết cấu lỏng. Scott Hudson – giáo sư tại Viện Tương tác Con người – Máy tính của CMU – người đã phát triển máy in vải nỉ với sự hỗ trợ của Disney Research nói kết quả làm ta gợi nhớ lại vải được đan tay.
Giống như các máy in 3D khác, máy có thể làm ra các vật thể bằng cách làm việc trực tiếp từ các thiết kế được vi tính hóa, mang lại cho máy tiềm năng sản xuất các mẫu đầu tiên và làm ra các sản phẩm đúng với yêu cầu của khách hàng. Trong thực tế, hoạt động của máy giống với quá trình Fused Deposition Modelling hay là FDM, một quá trình gia công phổ biến được dùng trong máy in 3D sản xuất hàng giá trị thấp. Trong máy in FDM, plastic đã nóng chảy được ép đùn thành lớp, các lớp tiếp theo được bổ sung vào để đạt hình dáng mong muốn của vật thể với việc các lớp dính chặt vào nhau khi plasic nguội đi.
Tuy nhiên trong máy in vải nỉ, đầu in đưa sợi ra thay cho các dòng plastic nóng chảy. Kim xuyên kim có ngạnh được đính vào đầu máy in sau đó xuyên liên tiếp vào sợi, kéo từng xơ vào trong sợi ở các lớp phía dưới, làm rối các xơ lại và liên kết các lớp cùng nhau. Máy in không đạt độ chính xác về kích thước như máy in 3D cổ truyền do sợi dày hơn nhiều các lớp plastic được đọng lại trong in DFM. Và vải nỉ cũng không bền như vải cổ điển.