24-09-2015
Chiều ngày 18/9/2015, tại Trung tâm Triển lãm và Hội chợ Tân Bình (TBECC), TP. HCM, Vụ Công nghiệp nặng Bộ Công thương, trường ĐH Kinh tế quốc dân phối hợp với Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) đã tổ chức Tọa đàm với chủ đề: “Tìm các giải pháp tăng cường chuỗi cung ứng dệt may giữa các doanh nghiệp sản xuất phụ trợ và SXKD hàng dệt may xuất khẩu”.
Tới dự buổi tọa đàm có gần 100 đại biểu gồm các nhà SXKD dệt may thời trang Việt Nam, đại diện các trường đại học, cao đẳng có đào tạo chuyên ngành dệt may, thời trang.
Đây là một nội dung hoạt động cụ thể của dự án “Trợ giúp phát triển DN nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ” đã được Thủ tướng CP phê duyệt theo QĐ số 1556/QĐ-TTg ngày 17/10/2012. Đơn vị chủ trì dự án là Vụ Công nghiệp nặng Bộ Công thương.
Toàn cảnh buổi tọa đàm
Buổi tọa đàm là một hoạt động diễn ra bên lề Hội chợ Thời trang Quốc tế (VIFF) 2015 nhằm tăng cường kết nối, tạo sự hiểu biết và hợp tác liên kết lẫn nhau, phát triển chuỗi cung ứng dệt may giữa các nhà sản xuất, cung ứng và sản xuất hỗ trợ, đáp ứng yêu cầu của thị trường, đề xuất các giải pháp hợp tác để phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may ở VN. Đây là dịp để các chuyên gia, các nhà quản lý, nhà thiết kế trao đổi, chia sẻ thông tin về những khó khăn, thuận lợi trong hoạt động SXKD. Đồng thời, đây cũng là cơ hội giúp các trường đào tạo có thêm thông tin về nhu cầu của các DN để từ đó có những hoạt động hỗ trợ, phối hợp và đào tạo sát với nhu cầu của DN.
Tại buổi tọa đàm, Bà Đặng Phương Dung - Phó Chủ tịch Vitas đã trình bày tham luận với các nội dung: Nhu cầu nguyên, phụ liệu, dịch vụ của các nhà sản xuất, kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu; Thực trạng các doanh nghiệp sản xuất phụ trợ trong ngành dệt may; Định hướng phát triển và hoàn thiện chuỗi cung ứng dệt may.
Bà Đặng Phương Dung - Phó Chủ tịch Vitas đã trình bày tham luận tại buổi tọa đàm
Các đại biểu đã được nghe TS. Ngô Thị Việt Nga – trường ĐH Kinh tế Quốc dân trình bày tham luận với chủ đề: Vai trò của công nghiệp hỗ trợ trong chuỗi giá trị của ngành dệt may, giải pháp tăng cường chất lượng dịch vụ và liên kết các doanh nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp may, thời trang. Đại diện Công ty CP Tin học Lạc Việt cũng giới thiệu về giải pháp hỗ trợ cho các DN tham gia chuỗi cung ứng dệt may.
TS. Ngô Thị Việt Nga trình bày tham luận tại buổi tọa đàm
Trong phần thảo luận, đại diện công ty may cho biết, nhiều DN đang phải làm gia công, do những điều kiện nhất định nên chưa chuyển sang làm hàng FOB được. Nếu Vitas kết nối được thì DN sẵn sàng tham gia.
Trong khi đó, đại diện DN dệt cho biết ngành sợi và dệt có vốn đầu tư lớn, nhưng vốn và công nghệ cũng có thể giải quyết được, bài toán nan giải là đầu ra, là việc sản phẩm có được DN may tiêu thụ hay không. Cần phải tăng cường kết nối trong chuỗi cung ứng.
Đại diện công ty kiểm định hàng xuất khẩu cho biết, các DN gửi mẫu đến để kiểm định mới chỉ ở dạng đối phó chứ chưa phải là chủ động đề phòng và chưa tận dụng khả năng tư vấn của công ty kiểm định để sản xuất hàng đạt yêu cầu của nước nhập khẩu.
Qua buổi tọa đàm, các đại biểu tham dự đề bày tỏ việc sẵn sàng hợp tác và tham gia trong chuỗi liên kết và thống nhất rằng:
Nguyễn Bình
hiephoidetmay.org.vn